Reup - Một vài ý nghĩ về thơ

Created on: 22 Sep 23 11:30 +0700 by Văn Cao in Vietnamese

Một vài ý nghĩ về thơ – Văn Cao

I spent the whole day searching for this essay online but found no useful link. I was quite deseprate so that I even thought of visiting some library for the original magazine where the original article was printed. Fortunately, a very great, young, brilliant essayist in Spiderum kindly share me the link.

His/her account was: “Paracetamol Hôn Môi Xa” (@trinhnnattuan). His/her link was given below, which I guess to be his/her website

https://19ninetee.wordpress.com/2023/09/22/mot-vai-y-nghi-ve-tho-van-cao/

I re-up the essay here, in case the main website got shutdown or something bad happend. The original article was printed in “Văn” Megazine (1957/3).


Một vài ý nghĩ về thơ – Văn Cao

Một trong những hướng xây dựng nhân văn là đào tạo cho xã hội những người biết khai thác, khám phá, phân tích thực tế và mở đường cho tương lai. Nhà thơ trước hết, muốn làm nhiệm vụ ấy, phải có những đặc tính trên. Chính những đặc tính đó đặt ra vấn đề thành lập cá tính cho mỗi nhà thơ.

Trong lãnh vực Văn Học Nghệ Thuật, nếu có một số nguyên tắc để giải quyết những vấn đề căn bản của xã hội loài người thì cũng chỉ là một phương pháp sơ lược dùng để gợi ý cho mọi người phát triển hay sáng tạo. Người ta không thể nào biết rõ và hạn chế được tất cả những sáng kiến, phát minh vì người ta không thể biết rõ và hạn chế hết những nhu cầu của loài người ngày một phức tạp hơn lên. Trái lại,trong cách suy nghĩ khác, nếu có người cho là yêu cầu của loài người sẽ dần dần đơn giản và có thể điều khiển được như máy móc, thì người ta sẽ nhờ đến việc đơn giản và bớt đi những phát minh mới mở đường cho Văn học và Nghệ thuật.

Đến với cuộc đời, nhà thơ không chịu đựng một sự may rủi mà phải chủ động thành lập nên sự thẩm mỹ mới cho người đọc, chủ động xây dựng con người biết tư tưởng cảm xúc và cảm giác tinh tế như mình trong xã hội đương thời và cả xã hội sau này. Không ai ngăn những nhà thơ lần mò cặm cụi đi theo những lối mòn. Khốn nỗi những người đọc của chúng ta lại cứ muốn tìm trong cái đám đông người bộ mặt có thể ưa thích được. Họ không muốn nghe lại những ý những lời đã cũ cũng như không muốn mua lại những đồ cũ mà họ đã phải thải đi từ lâu rồi. Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà mở đường. Bởi vì,những người đó đã nghĩ đến sự tiến bộ của Nghệ thuật.

Cái mới đâu phải là những cái không sẵn có. Sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo. Đã hàng thế kỷ, mỗi nhà thơ vẫn hàng ngày vẫy gọi mặt trời đến chiếu vào tâm trang mình. Thế mà những câu thơ hôm nay về mặt trăng mặt trời vẫn mới mẻ như đêm như ngày qua lại, cái mới trước hết là cái mới trong tư tưởng, trong cảm xúc và trong càm giác của nhà thơ. Tấm bia trên mồ một người đã khuất cò lẽ còn ở lâu trên mặt đất hơn một cuộc đời. Biết bao nhiêu bài thơ mang cái mới nhất thời đã rụng trong khi tác giả của nó còn sống. Nguyễn Du khi sáng tạo cái mới trong thơ còn lo ba trăm năm sau không có người hiểu. Người thành công nhất ngày nay phải lo tới thất bại ngày sau và người lo thất bại ngày nay cũng phải lo tới cái thất bại ngày sau. Nếu không có sự lo lắng đó, một nhà thơ không nghĩ tới trách nhiệm của mình khi viết, hoặc chỉ viết cho người bây giờ mà không có trách nhiệm với người sau.

Chúng ta đọc một nhà thơ như đi theo một dòng sông. Dù bắt đầu từ khúc nào, dù ghé vào bến nào, chúng ta đều phải nghĩ là ngược lên nguồn thì đường dài lắm, mà xuôi ra biển thì biển còn xa. Hai điểm đầu và cuối đó đều thấy vô cùng. Ai muốn khám phá xem con đường ngược và đường xuôi như thế nào còn có thể tiếp tục nhau khai thác được nhiều. Cuộc đời và Nghệ thuật của nhà thơ phải là những dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng . Mỗi chữ mỗi câu, mỗi bài thơ mở ra cái quãng ngược, quãng xuôi, những cái không nói tới mà người đọc càng tìm thấy mãi. Sự thất bại thường gặp trong bài thơ là sự khép lại : khép tất cả sự muốn nghĩ và muốn nói. Người ta đã đánh giá sai lầm về trí tuệ của đại chúng. Tôi nghĩ rằng trí tuệ ấy, sẽ phong phú bởi vì nó dần dần được tập trung hết kho tàng của dĩ vãng (trong đó có phần trí tuệ của nhà thơ).

Có người nói thẳng tới cái vô cùng tận của trời xanh, có người nói cái vô cùng tận của trời xanh qua cái rộng của biển, cũng có người thấy trời xanh vô cùng tận trong bát nước và cũng có người chỉ nói tới một giọt ánh sáng để tìm thấy cái vô cùng tận của trời xanh . Có người phải tìm con đường lớn mới thấy dấu xe mà có người tìm thấy dấu xe trong một hạt bụi. đấy là những khác nhau giữa những nhà thơ. Sao nghệ thuật không biết tìm ở đấy sự phong phú ? Sao người làm thơ không biết tìm riêng lấy một cách thể hiện ?

Qua một bài thơ, người ta thấy ngay con người của nhà thơ đang sống thực, Tư tưởng cảm xúc và cảm giác của nhà thơ phải thể hiện tinh vi. Câu thơ như vào trong óc để gợi sự suy nghĩ, vào trong tình cảm để xúc động và như vào trong da thịt để khêu gợi ! Chỉ riêng cái phần giác quan của nhà thơ cũng nói được cái hướng biểu hiện hoặc thiên về tư tưởng, hoặc thiên về cảm xúc, hoặc thiên về cảm giác. Cái khuynh hướng đó nhiều khi là của cả một thời đại, một môn phái hay một triết học. Chúng ta đã qua một thời kỳ dài thiên về cảm xúc và một thời kỳ cảm giác. Cái thời kỳ thiên về tư tưởng có phải đang bắt đầu ? Người làm thơ biết thành lập cho mình một cá tính trong suy nghĩ, trong tình cảm, trong cảm giác những điều mới lạ bao nhiêu là làm phong phú thêm cho người đọc về mặt tư tưởng, cảm xúc hay cảm giác. Người đọc bị cuốn sau cùng vào cái khuynh hướng của nhà thơ. Trong đời sống của chúng ta hiện nay có biết bao nhiêu người đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tác phẩm Văn học và Nghệ thuật và cũng có biết bao nhiêu sự biến đổi xã hội gây ra do cách đặt vấn đề của những tác phẩm này.

Người làm thơ phải đi tìm những tư tưởng, cảm xúc và cảm giác trên kia trong thực tế ở những con người đang hàng ngày túi bụi xây. Càng tới gần cái cuộc sống đầy mâu thuẫn đấu tranh là càng như đi gần lại một kho thuốc nổ. Có người dao động và sợ hải quay lưng. Có người vụng về mà làm nổ. Nhưng cũng có người can đảm biết làm nổ để mở đường.

Hôm nay, con đường lớn nhất của chúng ta là mở cho tất cả những giấc mơ, những khát vọng thuộc về sự sáng tạo của con người tự do phát triển bay đi xe mật về ổ. Mở cho những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bao nhiêu là tật trung tất cả giấc mơ và khát vọng của con người làm thành mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chập chạp.

12-7-1957 (Văn Cao, Cuộc đời và Tác phẩm)

Back To Top