Reup - Về Ông Bình Vôi
Created on: 04 May 24 12:45 +0700 by Lê Đạt, Phan Khôi in Vietnamese
Lê Đạt, Phan Khôi và Về Ông Bình Vôi
I am reading the book “Understanding Vietnam”. I am quite interested with poet of the past days like Le Dat and Phan Khoi. When reading the book, there is a funny poem quoted:
I don’t know what is “pots of lime” (In English translation), So i tried to find the original poem in Vietnamese. Amazed from what I found, i decided to quote & reup the full poem here for future retrospect.
The original poem
Mới (Lê Đạt)
Không gì đẹp bằng con người
Không gì quý bằng tuổi trẻ
Những bàn chân mạnh mẽ
Xung kích vào đời
Những con mắt nhìn thẳng về phía trước
Phấp phới bao nhiêu mơ ước
Đập cánh bay lên
Những ngày những đêm
Nắng mưa dữ dội
Lòng chúng ta sôi nổi
Như những trái bộc lôi
Đến giữa cuộc đời
Xoè lửa
San đường phá ụ
Mở những chân trời
Phải giữ tuổi hai mươi
Như giữ gìn cuộc sống
Mỗi ngày bao nhiêu bụi bậm
Rơi xuống đầu người
Bao nhiêu gồng xiềng tập quán
Cột lấy bước chân
Đừng chửi tôi kiêu căng
Lên mặt dạy đời khinh khỉnh
Tôi chưa đeo kính
Chưa vào hàn lâm
Tôi mới hai mươi lăm tuổi
Chung quanh tôi bao cuộc đời mệt mỏi
Thất bại cúi đầu
Công thức xỏ giây vào mũi
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Ỳ như một chiếc bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Tôi đã sống rất nhiều ngày thảm bại
Khôn ngoan không dám làm người
Bao nhiêu lần tôi không thực là tôi
Tim chết cứng trong lề thói
Những đêm trắng tấy lên dữ dội
Không muốn nhìn mặt mình
Trời sao sáng long lanh
Nhựa cây thơm rạo rực
Đêm mùa xuân thiêu đốt
Bao nhiêu khao khát làm người
Nhưng dòng nước trôi xuôi
Lại đẩy tôi về bến cũ
Những mơ ước trong đầu ấp ủ
Chết dần như những chiếc thai non
Tôi ngập chan đi trong những lối mòn
Mong đổi lấy một cuộc đời yên ổn
Nếp cũ cay chua và trắng trợn
Đè trên vận mệnh con người
Đời đời nối đời đời
Trao lại cho nhau một lời nóng hổi:
Mới! Mới!
Luôn luôn Mới
Bay cho cao
Bay cho xa
Trên những vết già nua cũ kỹ
Trên lề đường han rỉ
Vượt ngày hôm nay
Vượt ngày mai, ngày kia,
Vượt mãi…
So the quoted poem comes from this paragraph
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Ỳ như một chiếc bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
What does this mean? As a GenZ, I don’t understand any of this. Luckily, there was Phan Khoi, another greate writer and essayist, he wrote down a short essay to explain who the heck is “Mr. Lime Pots” or “Pots of Lime”.
Khắp nước Việt Nam có tục ăn trầu, cho nên ở đâu cũng có bình vôi.
Theo như tôi biết, ở vùng quê chúng tôi, có hai thứ bình vôi. Đều bằng đất nung cả, mà một thứ giống như cái hũ nhỏ, duy cổ eo, miệng loa, cho nhà trung thường dùng; một thứ hình tròn mà đít bằng, trên có quai xách, miệng ở về một bên, toàn thân tô màu lục hoặc màu vàng, cho nhà sang dùng. Cả hai đều để đựng vôi trong lòng nó. Nhưng mỗi khi cho vôi vào, người ta lại cũng dùng vôi đắp cái miệng nó cho cao lên.
Nhà tôi, hồi bà nội tôi còn sống, có một cái bình vôi hạng sang ấy. Mỗi khi mua vôi ở chợ về, bà tôi ngồi tỉ mỉ lấy cái chìa quệt vôi nhét vào miệng nó, gọi là “cho ông bình ăn”. Và lâu lâu đắp thêm cái miệng nó một lần, hoá nên cái miệng càng ngày càng chêu vêu ra.
Thứ bình vôi thường, dùng chìa bằng tre: nhưng thứ bình vôi sang, bao giờ cũng dùng chìa bằng sắt, ở thân cái chìa, đôi khi lại có đeo một lưỡi dao để rọc trầu.
Nhà khác thế nào tôi không biết, còn nhà tôi, tối lại, bà tôi cứ nhớ rút cái chìa ra để ra một nơi khác. Làm như thế, bà tôi cắt nghĩa rằng “ông bình” linh lắm, đêm hôm có kẻ trộm đạo, “ông” sẽ mách cho mình, mà nếu để cái chìa lấp cái miệng thì không mách được.
Tôi nói “nhà tôi có một cái bình vôi”, không đúng. Nói đúng là từ hôi tôi còn nhỏ cho đến năm tôi hai mươi lăm tuổi, bà tôi chết, nhà tôi có ba cái bình vôi kế vị nhau. Bởi vì dùng lâu ngày, trong lòng đầy vôi khô cứng, miệng nó vì cứ đắp nên tum húm lại, không dùng được nữa, phải mua cái khác.
Lúc đó nhà tôi có một cái tran thờ Tam vị: ở giữa là Phúc đức chính thần, hai bên là Thổ công và Táo quân. Hễ cái bình vôi nào bị thải ra thì bà tôi bảo đem đặt lên cái tran ấy, thờ nhân thể.
Sự thờ phượng như thế, không phải chỉ riêng một nhà tôi đâu. Cả làng, nhà nào có bình vôi thải ra, cũng đều đem đặt trên các tường thành đình hoặc chùa; như thế, người ta cho rằng thờ “ông bình” đó.
Cái bình vôi, tại sao lại gọi bằng “ông”, đọc từ đầu đến đây, bạn đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy, vật gì nó có thể làm hại mình được thì gọi bằng “ông”, vật gì nó to hay sống lâu năm thì cũng gọi bằng “ông”.
Con cọp ăn thịt mình được, gọi bằng ông Cọp, con khỉ phá hoại hoa màu của mình được, gọi bằng ông Trưởng; con chuột, cắn quần áo của mình được, gọi bằng ông Tí. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái khác, gọi bằng ông Núc; cái che, to, đường kính của nó có khi gần đến một mét, gọi bằng ông Che[1]. Người Việt Nam về sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hoặc nhỏ, vật gì sống lâu và to xác thì đều gọi bằng “ông” để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.
Tôi có phạm một cái tội hồi mới mười tám tuổi, bây giờ tôi xin tự kiểm thảo và thú nhận.
Năm tôi mười tám tuổi, tôi không tin như bà nội tôi tin nữa. Một đêm mùa hè, gió nam như bão, sáng trăng mờ mờ[2], tôi rủ mấy thằng bạn lứa tuổi với tôi đi dọc đường cái làng, đi qua đình vào chùa, bao nhiêu “ông bình vôi” thờ trên tường thành, chúng tôi đều hất một loạt xuống đất cả. Sao lại làm như thế? Chúng tôi cứ làm như thế, không cần có lý luận. Nhưng, vài hôm sau, trở lại xem, không biết là do tay ai, thấy đều đặt lại tề chỉnh trên tường thành.
Tuy vậy, đó không phải cái tội riêng một mình tôi. Bấy giờ bọn thiếu niên chúng tôi hầu như đứa nào cũng có thể làm thế cả. Nếu ngày nay tôi phải tự kiểm thảo thì lũ thiếu niên ấy, bạc đầu rồi, cũng phải tự kiểm thảo như tôi.
Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bít lại, ngồi cũ rũ trên tran hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng ông.
Tôi viết cái bài khảo cứu nhỏ nầy cốt để cắt nghĩa mấy câu thơ của Lê Đạt:
End of quote
In “Understanding Vietnam”, the above paragraph had been translated into English. I quoted the paragraph below for non-Vietnamese reader:
The chewing of betel is a custom practiced all over Vietnam, so lime pots may be found everywhere. As far as I know, there are two kinds of lime pots used in our rural areas. Both are made of baked clay. One looks like a small jar, but has a high neck with a funnel-shaped mouth. This kind was used by ordinary families. The other is like a round vase. It has a flat bottom, a handle, and its mouth is one-sided. . . . This kind was used by rich people. Both were used as lime containers. Each time the lime was poured in, people also deposited some lime on the mouth of the pot, gradually building it up.
In our family, when my paternal grandmother was still living, we had that luxurious kind of lime pot. Each time that lime was brought home from the market, my grandmother would sit down and meticulously spread a coat of lime on the mouth of the pot with a small spatula, saying she was “feeding Mr. Pot.” From time to time the mouth would receive another coat, causing it to puff out more and more as time passed.
When I say ‘“my family had a lime pot,” that is not accurate. For from the time I was a small boy until I reached the age of twenty-five, when my grandmother died, my family had three lime pots, one after the other. This was because after long use, the inside of the pot would fill up with hard, dry lime and the neck would become clogged as more and more lime accumulated in deposits around the mouth. Finally a pot would become unusable and we would have to buy a new one.
At that time my family had an altar to three deities. The god of good fortune was in the middle with the earth god on one side and the kitchen god on the other. Whenever a lime pot was to be discarded, my grandmother would tell me to place it on the altar to be worshipped along with the others.
Worshipping pots of lime in this manner was not at all peculiar to my family. When discarding a lime pot an entire village might carry it to be placed on a wall of a village shrine or a pagoda. People considered this to be venerating that particular “Mr. Pot.”
Why was a pot of lime called “Mister”? Having read this far, you must understand why already. Because in our rural district, and perhaps throughout all of Vietnam, anything that might be able to harm one is called “Mister.” Anything that is huge or that has lived for a long time is also called “Mister.” The tiger that can eat you is called “Mister.’' The monkey that can destroy your crops is called “Mister Monkey.” . . . The cooking tripod, used for five or ten years before being replaced, is called “Mister Tripod.” . . . Whatever they may become in the future, the Vietnamese in the past have always given the title of “Mister” to anything capable of being harmful, big or small, and to anything large or long-lived. This was to indicate their reverence and respect.
I committed a misdeed when I was eighteen years old. Let me now engage in self-criticism and make my confession. At the age of eighteen I no longer believed in all this. One summer night . . . I took a walk along the village road with some friends of my own age. As we passed the village shrine and the pagoda we took down every one of those “Mr. Lime Pots” from its place of veneration and tossed them on the ground. Why did we do that? We just did it, and we didn’t need any reason. But, a few days later, when we went back to look, they had been neatly replaced by some unknown person.
That was, however, not a crime of which I alone was guilty. In those days any young person of that age might have done exactly the same thing. If at the present time I must engage inself-criticism, then that entire generation of young people, now gray-haired, should criticize themselves as I am doing.
In summation, people show their reverence and respect to a lime pot by calling it “Mister” because it has lived a long time, filled up hard and dry inside, its mouth covered over, sitting in melancholy on an altar or up on a wall, like an earthen or wooden statue, speechless, motionless. I wrote this short study to explicate a few lines of poetry by Le Dat:
End of quote
What a great, funny satire! Also, i have to say that Le Dat is such a great poet. Only man with very deep insight and so witty that can put such small, neglectable but meaningful detail: a daily object, into the poem but make its so powerful and elegant!
Such a great and lucky day to be alive so that I read these essay and poems!
Reference:
https://vi.wikisource.org/wiki/%C3%94ng_b%C3%ACnh_v%C3%B4i https://www.thivien.net/L%C3%AA-%C4%90%E1%BA%A1t/M%E1%BB%9Bi/poem-M7pnTZLwjMv3XVJKMz8HdQ
Understanding Vietnam (1995) - Neil L. Jamieson